So sánh Oculus Rift S vs HTC Vive

Kính thực tế ảo Oculus Rift SHTC Vive đều là những sản phẩm kính thực tế ảo dùng chung với PC (PC VR). Đây là một trong những sản phẩm cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Nếu bạn còn băn khoăn giữa hai sản phẩm này thì bài viết so sánh Oculus Rift S vs HTC Vive sẽ đem lại cho bạn thêm một số thông tin để bạn cân nhắc.

Giới thiệu

Oculus Rift S: là phiên bản nâng cấp mới nhất của Oculus thay thế cho sản phẩm Oculus Rift CV1 (Oculus Rift Bundle). Oculus Rift S yêu cầu phải có một máy tính trang bị cấu hình tương đương với Oculus Rift (card đồ họa tối thiểu GTX 1050Ti). Điểm cải tiến mạnh nhất của Oculus Rift S là đã tích hợp tất cả các cảm biến rời vào bên trong kính giúp bạn có một bộ kính thực tế ảo gọn nhất.

HTC Vive: Ra đời từ những năm 2016 cho đến nay, Vive vẫn chứng minh mình là đàn anh, người tiên phong mở lối khi chiếm phần lớn thị trường VR trên toàn cầu. Với những cảm biến (Base station) gắn bên ngoài giúp Vive có khả năng theo dõi (tracking) tới từng chi tiết nhỏ nhất giúp trải nghiệm của người dùng thực sự mượt mà.

Thông số kỹ thuật Oculus Rift S vs HTC Vive

Oculus Rift S HTC Vive
Độ phân giải 2560 x 1440 màn LCD 2160 x 1200 màn AMOLED
Tốc độ làm tươi

(Refresh rate)

80Hz 90Hz
Điều chỉnh IPD

(Tiêu cự)

Chỉnh bằng phần mềm Có điều chỉnh bằng vật lý bằng nút vặn
Audio Jack cắm 3.5mm Jack cắm 3.5mm
Tracking Oculus Insight (5 camera trên kính) Lighthouse (2 cảm biến base station rời bên ngoài)
Mức độ di chuyển

Degrees of freedom

6 DoF 6 DoF
Controller Oculus Touch Vive Controller
Kết nối Cáp dài 5m

Displayport 1.2

USB-A 3.0

Cáp dài 5m

HDMI

USB-A 2.0

Không gian sử dụng tối đa 3.3 x 1.5m 4.6 x 4.6m

Màn Hình

Màn hình của Oculus Rift S đã được thay đổi so với bản Rift CV1 trước đó. Thay từ màn Oled kép thành màn LCD đơn. Độ phân giải mỗi mắt là 1280 x 1440 tương ứng với 2560 x 1440 cho cả 2  mắt. Cao hơn độ phân giải của Vive là 2160 x 1200.

Mặc dù Rift S có độ phân giải cao hơn và chống được hiệu ứng cửa màn hình (SDE) nhưng tốc độ làm tươi của Rift S thấp hơn Vive khi đạt 80Hz (Vive là 90Hz).

Oculus Rift S sử dụng màn LCD nên không có độ tương phản màn hình như màn Amoled của Vive. Nếu bạn chơi các game có nền đen như game Elite Dangerous… thì Vive có lẽ phù hợp hơn vì bạn sẽ cảm nhận được màu sắc trung thực hơn.

Vì Oculus Rift S sử dụng tấm nền LCD đơn nên việc điều chỉnh IPD phải thực hiện bằng phần mềm (IPD hiểu đơn giản là điều chỉnh khoảng cách giữa 2 màn hình). Còn trên Vive đã được tích hợp sẵn một núm IPD vật lý giúp bạn kiểm soát đơn giản hơn khoảng cách giữa 2 thấu kính với nhau.

Thiết kế

HTC Vive đi kèm với một headstrap bằng vải có thể điều chỉnh siết chặt hay nới lỏng bằng các vải dán. Khi mua Vive bạn được tặng một tai nghe in-ear sẵn trong hộp, nếu bạn muốn trải nghiệm âm thanh và cảm giác đeo cao cấp hơn của Vive thì bạn cần mua riêng bộ HTC Vive Deluxe Audio Strap.

Oculus hợp tác với Lenovo để sản xuất phần cứng cho kính thực tế ảo Oculus Rift S. Lenovo cũng là hãng có kính thực tế ảo dòng windows mixed reality (nền tảng của Microsoft). Kế thừa trên những thiết kế có sẵn Oculus Rift S mang lại cảm giác đeo khá tốt với núm xoay phía sau dùng để điều chỉnh khả năng âm chặt vừa vặn vào đầu mà không mất nhiều thời gian căn chỉnh.

Yêu cầu cấu hình máy tính sử dụng

Cả Oculus Rift S và HTC Vive đều yêu cầu phải có máy tính để sử dụng. Cấu hình khuyến nghị cho cả 2 loại kính này khá giống nhau khi đều yêu cầu từ GTX 1060 trở lên (Oculus Rift S có thể sử dụng card từ GTX 1050Ti nhưng vẫn khuyến nghị nên từ GTX 1060 trở lên)

  Oculus Rift S HTC Vive
CPU Intel Core i5-4590
AMD Ryzen 5 1500X
(Hoặc cao hơn)
Intel Core i5-4590
AMD FX 8350
(Hoặc cao hơn)
Card đồ họa NVIDIA GTX 1060
AMD Radeon RX 480
(Hoặc cao hơn)
NVIDIA GTX 1060
AMD Radeon RX 480
(Hoặc cao hơn)
RAM 8GB Hoặc cao hơn 4GB Hoặc cao hơn
Cổng xuất Video DisplayPort 1.2 HDMI 1.4 or DisplayPort 1.2
USB USB-A 3.0 USB-A 2.0

HTC Vive và Oculus Rift bản CV1 đều kết nối với card đồ họa qua cổng HDMI. Nhưng Oculus Rift S yêu cầu kết nối qua cổng Displayport. Nếu bạn đang sử dụng laptop thì Oculus có adapter để chuyển đổi từ cổng mini Displayport to Displayport để sử dụng.

Vive cũng có sẵn bộ wireless adapter giúp bạn trải nghiệm cảm giác sử dụng mà không cần phải dùng tới dây cáp kết nối tới máy tính. Tuy nhiên bộ wireless dành cho Vive yêu cầu kết nối qua cổng PCI-E nên chỉ phù hợp với máy tính để bàn. Cho đến hiện tại vẫn chưa có bộ kết nối không dây cho Oculus Rift S.

Khả năng theo dõi (tracking) và tay cầm (controller)

Rift S đã thực hiện nâng cấp đáng kể từ việc sử dụng các sensor bên ngoài (bản Oculus Rift CV1) thành các cảm biến được tích hợp sẵn bên trong kính qua 5 camera. Với công nghệ Oculus Insight sẽ giúp bạn quét môi trường xung quanh và thiết lập phòng một cách chính xác với thời gian rất nhanh là có thể đi vào sử dụng.

HTC Vive yêu cầu 2 đèn cảm biến Base Station (lighthouse) được đặt ở 2 góc phòng đối diện nhau, sử dụng điện 220v cho mỗi cảm biến. Bạn cần bắn đinh để treo base station vào tường hoặc sử dụng các bộ tripod để treo base station lên cao. Việc setup có vẻ phức tạp hơn Rift S 1 tí nhưng bù lại khả năng theo dõi của Vive gần như là hoàn hảo khi có thể bao quát mọi hành động từ cử chỉ nhỏ nhất của bạn.

Bộ tay cầm điều khiển (controller) của Vive là những phần cứng tuyệt vời khi tích hợp tới 24 cảm biến phía trong. Còn Oculus Touch của Rift S được tích hợp thêm cảm biến điện dung (tương tự Touch của Rift bản CV1) giúp theo dõi 2 ngón cái và ngón trỏ tốt hơn.

Kho ứng dụng

HTC Vive và Oculus Rift S sử dụng kho ứng dụng chung là Steam. Ngoài ra Oculus còn có thêm Oculus Store với những ứng dụng độc quyền và Vive có thêm Vive Port cũng có những ứng dụng độc quyền của 2 hệ kính.

Tuy nhiên hiện nay đều có cách để HTC Vive sử dụng được ứng dụng độc quyền trên Oculus Store của Oculus và ngược lại. Vive Port cũng đã mở cửa để có thể sử dụng thêm cho Oculus Rift S và dòng Windows Mixed Reality. chi tiết sẽ được DroidShop giới thiệu trong những bài viết sắp tới.

Kết luận: Nên chọn HTC Vive hay Oculus Rift S?

Sau bài so sánh Oculus Rift S vs HTC Vive. thực khó để quyết định cái nào tốt hơn cái nào dở hơn. Mỗi cái có một ưu điểm riêng và căn cứ vào nhu cầu của bạn để đưa ra quyết định sẽ là chính xác nhất.

Oculus Rift S là một cách hợp lý để tham gia thực tế ảo. Rift S là một kính thực tế ảo PCVR không cần cảm biến ngoài. Cực kỳ gọn nhẹ để di động và setup. Oculus Rift S cũng có âm thanh tích hợp và trải nghiệm ứng dụng từ Steam và Oculus Store với khá nhiều ứng dụng độc quyền. Màn hình LCD của Rift S có thể không cung cấp màu sâu như màn AMOLED của Vive nhưng bù lại độ sắc nét hình ảnh mang lại rất tốt do hạn chế được hiệu ứng cửa màn hình. Rift S cũng khá phù hợp với những bạn có không gian sử dụng không được rộng lắm (phòng ngủ, phòng khách….). Về giá tiền? tất nhiên Oculus Rift S rẻ hơn HTC vive và đây là một yếu tố rất đáng được cân nhắc.

HTC Vive cũng là một hệ thống PCVR nhưng sử dụng các cảm biến bên ngoài. Không dễ dàng để đóng gói khi di chuyển hay setup sẽ mất thời gian hơn so với Rift S nhưng khả năng theo dõi, tracking gần như hoàn hảo. Vive cũng có rất nhiều phụ kiện bạn có thể mua kèm để thêm cảm giác trải nghiệm như bộ Deluxe Audio Strap hay bộ wireless adapter loại bỏ dây nối. Vive cũng có không gian sử dụng rất lớn 4,6 x 4,6m. Nếu bạn chơi các tựa game bắn súng, đặc biệt là bắn tỉa thì Vive sẽ rất phù hợp do khả năng theo dõi bá đạo được tích hợp.

Mời các bạn tham gia nhóm cộng đồng thực tế ảo Việt Nam trên facebook để thảo luận thêm về nội dung này: https://www.facebook.com/groups/vrvietnam.vn/

Bài viết có tham khảo từ windowscentral

 

 

4.7/5 - (4 votes)

Đăng bình luận của bạn

Thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật. Các trường có dấu * bắt buộc nhập.

No products in the cart.

//