Trong thế giới của những thiết bị chơi game cầm tay hiện nay, ASUS ROG Ally và Valve Steam Deck chính là 2 cái tên mà luôn được mọi người nêu tên. Với vi xử lý mạnh mẽ, chip đồ họa đỉnh cao và tính năng độc đáo, cả hai sản phẩm này đều hứa hẹn mang đến trải nghiệm chơi game tuyệt vời trên máy chơi game handheld.
Tuy nhiên, khi đặt chúng cạnh nhau, thì có khá là nhiều người băn khoăn về hiệu suất của cả 2 chiếc máy này khi Steam Deck thì chạy Steam OS với tuổi đời đã ra được hơn 1 năm, còn với ROG Ally thì đây là chiếc máy chạy Windows mới được ra mắt thời điểm gần đây, đâu sẽ là chiếc máy sẽ cho bạn hiệu năng tốt hơn? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào từng tính năng và thông số kỹ thuật của cả hai máy, từ đó sẽ có sẽ có Benchmark, đánh giá hiệu năng của cả 2 mẫu máy. Từ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về hiệu năng của cả 2 mẫu máy giúp bạn đưa ra quyết định nên “Xuống tiền” với mẫu máy nào.
Lưu ý: Hiệu suất so sánh trong bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn và chỉ có giá trị tham khảo.
Cấu hình
Trước khi vào phần so sánh hiệu suất giữa 2 máy thì mình sẽ điểm lại sơ qua 1 chút về phần cấu hình của cả máy. Trước hết là với máy ROG Ally thì máy sẽ sử dụng vi xử lý AMD Zen 4 Z1 Extreme 8 nhân 16 luồng cùng với GPU RDNA 3 cho hiệu suất lên đến 8,6 TFLOP và đã được chính AMD thiết kế cho chiếc máy này. Chiếc máy sẽ đạt mức tiêu thụ điện lên tới 30W nếu bật ở chế độ Turbo. Ngoài ra thì ROG Ally còn có 1 phiên bản sử dụng con chip Z1 sẽ có hiệu năng thấp hơn so với bản Z1 Extreme khi chỉ có 4 nhân 8 luồng, chiếc máy này sẽ được mở bán vào Q3/2023.
Còn đối với Steam Deck thì sử dụng APU Custom từ dòng chip AMD Ryzen Zen 2 với 8 nhân cùng với GPU RDNA 2 cho hiệu suát lên đến tối đa là 1,6 TFLOP. Mức tiêu thụ điện của Steam Deck khi đạt lên tối đa cũng chỉ rơi vào 15W.
Thoạt nhìn sơ qua thì tuy là cũng là bộ vi xử lý và GPU đều được AMD phát triển nhưng lại có 1 sự khác biệt khá lớn với thông số cũng như là thế hệ của CPU và GPU trên cả 2 mẫu máy ROG Ally và Steam Deck. Nhưng cả 2 mẫu máy cũng có 1 số điểm chung khi đều có bộ nhớ RAM là 16GB LPDDR5 và đều có khe cắm thẻ nhớ Micro SD để mở rộng bộ nhớ. Riêng với ROG Ally thì mặc định bộ nhớ SSD sẽ là 512GB, còn đối với Steam Deck thì sẽ cho người dùng thoải mái hơn khi có 3 phiên bản bộ nhớ là 64GB, 256GB và 512GB.
Đánh giá hiệu suất
Ở mức Performance Mode thì cả 2 máy đều thể hiện vô cùng tuyệt ở các mức khung hình khác nhau. Các game đều được đặt ở độ phân giải là 720P và với cài đặt đồ họa là Medium (Riêng với game Returnal đặt ở mức Low) thì ROG Ally đã thể hiện vô cùng vượt trội khi đều có mức FPS cao hơn từ 10-20 FPS ở từng game. Điều này cũng không quá bất ngờ vì với cấu hình mạnh hơn và mới hơn của ROG Ally sẽ cho bạn 1 hiệu năng vô cùng tuyệt vời, còn về phía Steam Deck mặc dù là cấu hình là thấp hơn và cũ hơn so với ROG Ally nhưng cũng không hề kém cạnh với ROG Ally 1 chút nào khi chỉ thua thiệt từ 10-20% sức mạnh, điều này 1 phần có lẽ là nhờ vào việc tối ưu tốt của Valve cho hệ điều hành Steam OS.
Hiệu suất của ROG Ally có phần nhỉnh hơn Steam Deck 1 phần là do mức tiêu hao điện của máy là 7-30W, cao hơn gần như là gấp đôi so với Steam Deck khi máy chỉ chạy từ 5-15W. Steam Deck và ROG Ally có thời lượng pin tổng thể gần như là tương tự nhau và khi cả 2 máy đều chạy ở mức Performance ở các game thì thời lượng pin của Steam Deck lại nhỉnh hơn so với ROG Ally hơn từ 15-20ph, điều này cho ta thấy thời lượng pin về lý thuyết là tương tự nhau nhưng thực tế thì lại ROG Ally lại kém hơn. Và nó sẽ có 1 thời lượng pin còn tệ hơn khi bật “Turbo” mode, đồng ý rằng bật Turbo mode sẽ cho bạn 1 hiệu năng vô cùng mạnh mẽ nhất trên máy nhưng bù lại thì thời lượng pin lại tụt như “Tụt quần” theo đúng nghĩa đen khi “Gần 1 tiếng” là thời lượng pin bạn có thể sử dụng máy ROG Ally khi bật Turbo mode và cả việc máy nóng lên rất nhanh và khá là ổn do tiếng quạt, tuy là tụt pin nhanh và nóng máy như vậy nhưng bạn lại được trải nghiệm 1 đồ họa tuyệt vời, 1 mức FPS cao và trải nghiệm mượt mà khi chiến những tựa game AAA. Nhìn chung thì với chế độ “Turbo” thì bạn nên cắm sạc để sử dụng chế độ này vì nó sẽ giúp bạn bung lụa sức mạnh của máy, đồng thời sẽ vừa sạc pin cho máy giúp bạn có thể chơi game thoải mái mà không lo hết pin giữa chừng.
Nhìn chung thì ROG Ally như là 1 bản nâng cấp của máy Steam Deck với cấu hình mạnh mẽ hơn, màn hình đẹp hơn và chạy nền tảng Windows 11. Máy sẽ cho bạn những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời trên 1 chiếc máy chơi game cầm tay, chơi được nhiều game trên đa nền tảng như Epic games, GOG, hay thậm chí là cả Steam, còn về phía Steam Deck thì máy tuy không có cấu hình mạnh mẽ nhưng lại được tối ưu hệ điều hành Steam OS vô cùng tốt giúp cho người dùng khi đã cầm máy trên tay chơi game mà không lo nghĩ nhiều về vấn đề bị lỗi hay những lỗi phát sinh khác.
Nếu bạn chỉ đơn giản là 1 người thích chơi game bản quyền, đã có 1 kho game trên nền tảng Steam hay là bạn muốn tiết kiệm chi phí cho 1 chiếc máy chơi game thì Steam Deck sẽ là 1 sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Ngược lại thì nếu bạn muốn 1 chiếc máy chơi game mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai hoặc đơn giản là bạn quá “Giàu” thì ROG Ally sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho bạn