Kính thực tế ảo Oculus Rift S và Samsung Odyssey Plus đều là những kính thực tế ảo cao cấp trên thị trường yêu cầu cần có PC (máy tính) để sử dụng. Cả 2 kính thực tế ảo này đều sử dụng công nghệ tracking inside-out, tức là không cần Sensor hay Base Station gắn ngoài như các kính thực tế ảo khác. Chính vì vậy thiết kế và cách thiết lập 2 kính này khá đơn giản.
Samsung Odyssey Plus là kính thực tế ảo có độ phân giải cao với 2 màn hình AMOLED riêng biệt, Được ra mắt vào cuối năm 2018, Nó được coi là một trong những kính thực tế ảo có độ phân giải cao nhất ở thời điểm ra mắt với công nghệ ANTI SDE của Samsung giúp giảm tối đa hiệu ứng cửa màn hình. Samsung Odyssey cũng yêu cầu cấu hình PC vừa phải để bắt đầu. (Bạn có thể kiểm tra cấu hình PC yêu cầu của Odyssey Plus tại đây)
Oculus Rift S là phiên bản nâng cấp hoàn hảo của Oculus Rift khi loại bỏ được sensor (cảm biến) bên ngoài nhằm đem lại sự gọn nhẹ tới mức tối đa. Kế thừa từ thương hiệu của người anh đi trước, Oculus Rift S có doanh số bán hàng rất cao trên toàn cầu.
So sánh thông số kỹ thuật Oculus Rift S vs Samsung Odyssey Plus
Oculus Rift S | Samsung Odyssey Plus | |
Độ phân giải màn hình | 2560 x 1440px Màn hình đơn LCD | 2880 x 1600 màn hình Dua AMOLED |
Tốc độ làm tươi | 80Hz | 90 Hz |
Góc nhìn
(FOV) |
110° | |
Âm thanh | Tích hợp Mic và loa | Tích hợp mic và tai nghe AKG |
Tracking | Inside-out 5 camera | Inside-out 2 camera |
Mức độ di chuyển | 6 DOF | 6 DOF |
Controller | Oculus Touch update | Windows Mixed Reality (Samsung có nâng cấp) |
Kết nối | Cáp dài 5m
Displayport 1.2 USB-A 3.0 |
Cáp dài 5m
HDMI 2.0 USB A 3.1 |
Kho ứng dụng | Oculus Store, Steam, Vive Port | Windows, Steam, Vive Port |
Ứng dụng
Cả Samsung Odyssey + và Oculus Rift S đều tương thích với SteamVR và Vive Port, đây là 2 kho ứng dụng hàng đầu với thư viện hàng ngàn apps và game. Ngoài ra Oculus còn có kho ứng dụng riêng là Oculus Store với một số game độc quyền và Samsung Odyssey Plus cũng sử dụng Microsoft Store tương tự. Tuy nhiên với Steam và Vive Port đã quá đủ để cho các bạn trải nghiệm vì giá mua game ở 2 kho ứng dụng này rẻ hơn hẳn mua từ Oculus hay Microsoft (thị trường Việt Nam được trợ giá).
Khi mua một trong hai kính này tại DroidShop, bạn đều sẽ được tặng tài khoản hơn 700 games và apps miễn phí.
Oculus Rift S sử dụng kết nối với card đồ họa bằng chuẩn Displayport thay vì HDMI nên sẽ có thể sẽ không tương thích được với một số laptop đời cũ.
Odyssey + có thể chạy trên phần cứng khiêm tốn hơn (ở tốc độ khung hình thấp hơn) và thậm chí có thể chạy trên bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 7 mà không cần card đồ họa chuyên dụng (sử dụng card onboard).
Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến cáo bạn nên sử dụng máy tính có card đồ họa tối thiểu GTX 1060 trở lên để sử dụng nhằm đem lại trải nghiệm VR tốt nhất, vì có thể kính yêu cầu cấu hình không cao nhưng có một số game VR phải đạt cấu hình nhất định mới play được.
Độ phân giải màn hình và hiệu suất tracking (theo dõi chuyển động)
Cả hai kính Oculus Rift S và Samsung Odyssey + đều có độ phân giải tốt, giảm tối đa hiệu ứng cửa màn hình (screendoor effect).
Samsung Odyssey Plus có độ phân giải 1600 x 1440 (mỗi mắt) cao hơn Oculus Rift S ( 1280 x 1440). Vì sử dụng màn hình Amoled nên việc tái tạo màu sắc của Odyssey sẽ tươi hơn Rift S sử dụng màn LCD. Ngoài ra Samsung còn trang bị thêm công nghệ Anti-SDE (anti-Screen Door Effect), Đây là một công nghệ mới áp dụng một lưới khuếch tán ánh sáng phát ra từ mỗi điểm ảnh và nhân bản ảnh đến các khu vực xung quanh mỗi pixel. Điều này làm cho khoảng cách giữa các pixel gần như không thể nhìn thấy. Kết quả là, đôi mắt của bạn cảm nhận ánh sáng khuếch tán như một phần của nội dung trực quan, với PPI (pixels per inch) cảm nhận là 1,233PPI, gấp đôi so với 616PPI đã cao của thế hệ trước của Samsung HMD Odyssey.
Odyssey + sử dụng màn hình AMOLED kép (2 màn hình độc lập) nên có thể điều chỉnh được IPD vật lý so với Rift S sử dụng màn hình đơn chỉ có thể chỉnh IPD bằng phần mềm.
Về tracking (theo dõi chuyển động) của tay cầm và headset. Có vẻ như Oculus Rift S nổi trội hơn khi trang bị tới 5 camera theo dõi (Odyssey + chỉ có 2 camera). Cả 2 đều hoàn hảo khi chơi những tựa game đơn giản như đua xe… tuy nhiên khi chơi những tựa game đòi hỏi phải chuyển động tay ra góc xa (vung tay) như Beat Saber hoặc Thrill of the Fight (một trò chơi đấm bốc) thì Rift S đạt hiệu suất cao hơn, khi không bị mất dấu tay cầm (lost tracking controller do tay cầm đi ra khỏi vùng theo dõi của camera trên kính).
Cảm giác sử dụng
Cả 2 kính đều sử dụng một kiểu quai đệm đầu khá thoải mái. Không phải sử dụng dây dán như các phiên bản trước đó (Oculus Rift hay HTC Vive đời đầu) nên thiết kế công thái học khá thoải mái không bị nặng quá nhiều về một phía.
Về chất lượng hoàn thiện thì Samsung có vẻ có kinh nghiệm nhiều hơn trong thiết kế khi đã từng cho ra nhiều sản phẩm cao cấp. Miếng đệm mặt của Odyssey được bọc bằng da rất dễ lau chùi, hơn nữa mặt sau có thể dễ dàng tháo lắp ra bằng dây khóa dán.
Oculus Rift S được tích hợp sẵn loa ngoài và micro sẵn trong kính. Bạn có thể sử dụng tai phone có sẵn của mình cắm vào jack 3.5mm trên kính để sử dụng. Samsung Odyssey + được trang bị tai nghe cao cấp AKG nên đem lại chất lượng âm thanh vòm rất tốt.
Kết luận
Để so sánh Oculus Rift S vs Samsung Odyssey Plus và khuyến cáo bạn mua một kính nào đó thực sự khó khi cần phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng của bản thân mình.
Nếu bạn cần một kính thực tế ảo có khả năng tracking tốt, Chơi những game đòi hỏi hoạt động cơ thể nhiều, Có tính ổn định cao thì chọn Oculus Rift S
Nếu bạn cần một kính thực tế ảo có độ phân giải màn hình đẹp, nhu cầu trải nghiệm game ở mức độ vừa phải và độ hoàn thiện phần cứng cao, giá mềm xíu thì chọn Samsung Odyssey Plus.
Thấy màn hình con Odyssey nét thế này cơ mà. https://youtu.be/oG9biCctU5k
Có thêm tai nghe AKG. ?
Xét tổng thể đi. Ngoài màn hình ra thử hỏi con Samsung này có gì khác?
Quan trọng là giá con Samsung vừa túi tiền và yêu cầu phần cứng vừa phải nữa. PC của em card GTX 950 mà chơi Beat Saber phà phà rồi. Cấu hình này nếu chơi Rift S sao đú nổi các bác đây. =[[
Chọn Rift S
Sao vậy các bác? Con Samsung cũng ngon mà.
Mình cũng chọn Rift S luôn. 🙂