So sánh Nintendo Switch vs Steam Deck

So Sánh Nintendo Switch Và Steam Deck

Kể từ khi Steam Deck ra mắt với những tính năng ưu việt của mình. Rất nhiều người tự đặt câu hỏi rằng nên mua Steam Deck hay Nintendo Switch? Tôi đã có PC rồi liệu việc mua Steam Deck có trở nên dư thừa không? Hay Steam Deck đã ra mắt rồi với kho game đủ phong phú thì Nintendo Switch “có còn đất sống” hay không?

Mặc dù cho người đại diện của Valve là ông Lawrence Yang cho rằng mình chưa bao giờ từng so sánh Steam Deck của nhà ông với nhà Nintendo Switch, nhưng một khi bước vào thị trường máy chơi game cầm tay thì không ai có thể ngăn cản dư luận đặt 2 chiếc máy này lên bàn cân so sánh cả. Sau bao nhiêu năm thì cuối cùng Nintendo Switch đã có đối thủ thực sự, liệu người chơi PC có sẵn sàng chi tiền cho 1 chiếc máy chơi game cầm tay Steam Deck không?? Trong bài viết này hãy cùng mình làm rõ điều này nhé.

Nintendo Switch Vs Steam Deck
Nintendo Switch Vs Steam Deck

So sánh thông số kỹ thuật Steam Deck và Nintendo Switch

Máy Steam Deck có sẵn 3 phiên bản. Chúng tôi đã có bài viết so sánh các phiên bản Steam Deck các bạn có thể tìm hiểu.

Steam Deck Nintendo Switch
Kích thước 11,7 x 4,6 x 1,9 9,4 x 4 x 5,5
Trọng lượng 0.6kg 0.4kg
Kích thước màn hình LCD 7inch LCD 6,2inch

OLED 7inch (bản Switch OLED)

Độ phân giải 1280 x 800p 1280 x 720p
Tần số quét 60Hz 60Hz
CPU AMD APU Zen 2 4c,8t NVIDIA Custom Tegra
GPU 8 RDNA 2CU (tối đa 1,6 TFlops FP32) GPU Custom by NVIDIA
RAM 16GB RAM LPDDR5 Không công bố
 

Bộ nhớ

64GB eMMC

256GB NVMe SSD

512GB NVMe SSD

32GB

64GB (bản Switch OLED)

Khe cắm thẻ SD Có hỗ trợ Có hỗ trợ
Bluetooth 5.0 4.1
Wifi
Thời lượng pin 2-8 Tiếng 4,5 – 9 Tiếng

Nhìn sơ qua cấu hình thì có vẻ như Nintendo Switch sẽ lép vế hơn so với máy Steam Deck nhưng hãy nhìn mục đích của nhà sản xuất khi tạo ra 2 chiếc máy này. Steam Deck thì Valve đã xác định rằng cỗ máy này phải cân được hầu hết các game trên Steam nên việc được trang bị cấu hình mạng là điều tất yếu. Về phía Nintendo Switch kho game của hệ máy này không đòi hỏi quá nhiều về mặt phần cứng và mọi người nên biết rằng nhưng game ấy được làm ra chỉ để chạy chương trình Switch mà thôi. Vì thế mà Switch dường như là 1 cỗ máy chơi game đặc biệt, game chạy theo máy chứ không phải máy chạy theo game như cái cách mà mà thế giới game PC đang vận hành.

Thiết kế

Thoạt nhìn sơ qua 2 chiếc máy này thì chúng có vẻ rất giống nhau. “À thì máy Handheld cũng không mấy khác biệt về mặt thiết kế cả“. Cả 2 đều sử dụng 2 cụm điều khiển 2 bên, màn hình nằm chính giữa và có kích thước 7 inch và cả 2 đều hỗ trợ Dock nhằm mục đích xuất hình ảnh lên màn hình lớn ở độ phân giải Full HD

Nintendo Switch
Nintendo Switch

Tuy nhiên thì sự khác biệt sẽ nằm ở chính cụm điều khiển của máy. Steam Deck không thể tháo rời 2 cụm này như Joy-Con của Switch. Khác biệt thứ 2 chính là các phím bấm  ABXY nằm lệch về phía cạnh trên thay vì so le như đối thủ của nó, cụm nút D-Pad cũng có vẻ nhỏ hơn so với máy Switch. Nhưng chính những điều này cũng tạo nên 1 vẻ khác biệt của máy chơi game cầm tay.

Steam Deck
Steam Deck

Thao tác điều khiển

Có thể nói thì Nintendo Switch đã phát huy tối đa linh hoạt khi chơi game với việc trang bị cho chiếc máy này là 2 tay cầm Joy-con có thể tách rời ra khỏi màn hình. Bạn có thể chơi tối đa 2 người bằng 2 chiếc Joy-con bởi trên mỗi chiếc đều trang bị đầy đủ các nút cần thiết để có thể chơi game, bạn cũng có thể gắn lại vào màn hình để trở lại nguyên bản của máy. Hơn nữa thì phụ kiện Gird đi kèm cũng sẽ giúp bạn hợp nhất 2 tay Joy-con này lại thành 1 chiếc tay cầm rời hoàn thiện.

Joy Con Nintendo Switch
Joy Con Nintendo Switch

Còn về phía Steam Deck thì không có khả năng tách rời 2 cụm điều khiển như Switch nhưng lại mang 1 trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho game thủ. Ngoài những nút truyền thống mà trên mọi máy Handheld đều có thì Valve còn bổ sung thêm 2 Track-Pad để người chơi có thể điều khiển máy tốt hơn. Bên cạnh đó thì mặt sau máy còn trang bị thêm 2 cặp nút L4, L5 và R4, R5 có thể tùy chỉnh chức năng tùy vào mục đích của bạn.

Các Phím điều Khiển Của Steam Deck
Các Phím điều Khiển Của Steam Deck

Mỗi máy đều có những thế mạnh của riêng mình. 1 bên thì cung cấp sự linh hoạt trong trải nghiệm, còn 1 bên thì mang cảm giác trải nghiệm hoàn thiện hơn.

Khả năng tương thích với các thiết bị ngoại vi

Cả 2 đều có khả năng tương thích với các thiết bị ngoại vi nhưng quả thực thì Steam Deck sẽ chiếm lợi thế hơn so với Nintendo Switch. Switch có hỗ trợ kết nối thiết bị ngoại vi như là bàn phím,…nhưng chỉ khi bạn cắm qua cổng USB thông qua Dock, máy cũng có hỗ trợ kết nối Bluetooth nhưng chỉ dùng để kết nối với Joy-con hay các loại tay cầm chuyên dụng khác mà thôi

Thiết Bị Ngoại Vi Với Nintendo Switch
Thiết Bị Ngoại Vi Với Nintendo Switch

Còn với Steam Deck thì dường như bạn có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi wireless như chuột, bàn phím thông qua Bluetooth. Bạn thậm chí còn có thể kết nối với Dock để hỗ trợ thêm các cổng USB, HDMI để mở rộng tối đa các thiết bị có thể kết nối với máy Steam Deck

Steam Deck Connect With Dock
Steam Deck Connect With Dock

Kho game của Nintendo vs Steam

Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của 1 chiếc máy chơi game Handheld. Cho dù bạn có tạo ra 1 chiếc máy đẹp đến đâu, cấu hình mạnh mẽ đến đâu nhưng nếu kho game quá nghèo nàn hay thiếu đi những game độc quyền, các ứng dụng đi kèm thì sớm muộn gì chiếc máy đó cũng sẽ bị lãng quên.

Một trong những lợi thế của Steam Deck đó chính là bạn có thể truy cập và chơi hầu hết các tựa game có trên nền tảng Steam với hơn trăm game khác nhau, cùng với tính năng lưu trữ đám mây bạn cũng có thể “Save game” thoải mái. Ngoài ra Valve cho biết thì trong tương lai tới, máy Steam Deck cũng có thể tương thích các tựa game có trên nền tảng Epic Games Store, thậm chí là ngỏ lời với cả Xbox Launch Gaming luôn. Về cơ bản thì những game nào bạn có thể chơi trên PC thông qua Steam thì bạn cũng có thể chơi ở bất cứ đâu với Steam Deck. Tất nhiên là cái gì cũng sẽ có giới hạn của nó và bộ nhớ của chiếc máy này chính là giới hạn đó. Với bản thấp nhất là 64GB thì sẽ có vẻ khá ít so với các tựa game khủng như “GTA V” hay “Call Of Duty Black Ops 4” với dung lượng hơn cả trăm GB. Vấn đề này bạn có thể khắc phục bằng cách mua những máy có bộ nhớ cao hơn như 256GB hoặc 512GB, hoặc bạn cũng có thể mở rộng bộ nhớ bằng thẻ MicroSD tuy nhiên thì tốc độ đọc sẽ chậm hơn.

Game Steam Deck
Game Steam Deck

Steam Deck thì rất mở nhưng đối với Nintendo Switch thì lại ngược lại. Bạn chỉ có thể mua game trên Nintendo Eshop hoặc mua băng game vật lý mà thôi. À thì sự thành công của Switch cũng đến từ kho game độc quyền rất hay, thậm chí còn có những game AAA còn lên Switch trước cả Xbox và PlayStation. Nintendo còn sở hữu những thương hiệu game đình đám như Mario hay Zelda và cả các thương hiệu nhượng quyền như Pokemon,…Chắc chắn những tựa game nhượng quyền này sẽ không bao giờ xuất hiện trên nền tảng khác nào cả.

Nintendo Switch Eshop
Nintendo Switch Eshop

Mức giá – Giá game

Nintendo Switch hiện có giá bán khá dễ chịu với bản Nintendo Switch v2 giá chỉ hơn 6 triệu, bản Nintendo Oled có Nintendo Switch Oled White joy conNintendo Switch Oled Neon giá cũng chỉ hơn 7 triệu.

Steam Deck có mức giá cao hơn so với Nintendo Switch, với bản Steam Deck 64GB, 256GB và 512 GB đều có mức giá khởi điểm đều trên 10 triệu.

Kết Luận

Nintendo Switch có mức giá tuy thấp hơn Steam Deck nhưng bù lại giá game của Switch khá cao khi có giá trung bình mỗi game từ 1 triệu đồng

Steam Deck sử dụng kho ứng dụng Steam với kho game phong phú. Đặc biệt với thị trường Việt Nam, giá game sẽ rẻ hơn khá nhiều đối với các thị trường phát triển khác.

Tuy nhiên mỗi thiết bị có những điểm mạnh về game độc quyền riêng. Nếu các bạn lựa chọn máy vì game độc quyền thì chắc hẳn các bạn đã có sự lựa chọn riêng của mình.

4.2/5 - (8 votes)

Đăng bình luận của bạn

Thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật. Các trường có dấu * bắt buộc nhập.

No products in the cart.

//